Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Tự hào Việt Nam: kết quả lấy ý kiến


Xin giới thiệu cùng các bạn một báo cáo về cuộc lấy ý kiến về "Tự hào Việt Nam" do một em sinh viên thực hiện trên mạng. Sau 3 ngày khảo sát, em ấy đã có kết quả và báo cáo dưới đây. Tôi nghĩ tinh thần "nói là làm" của em ấy đáng hoan nghênh. Dù phương pháp lấy ý kiến, nhất là bộ câu hỏi, còn một số vấn đề cần bàn thêm, nhưng với qui mô của một cuộc "khảo sát bỏ túi" (báo chí vẫn hay làm) thì kết quả vẫn cho chúng ta vài nét chấm phá về niềm tự hào (hay không tự hào) Việt Nam. Em này tự giới thiệu là một sinh viên tên NVL, em ấy sợ chính quyền làm khó đến nổi không công bố tên. Ngay cả email em ấy liên lạc tôi em nói cũng chỉ là tạm thời! Thật là tội nghiệp! Một thiết chế xã hội như thế nào mà làm cho một em sinh viên bình thường phải sợ sệt như thế. Tự cái sợ của em ấy đã khó làm cho chúng ta tự hào Việt Nam.


===================

Tự hào Việt Nam: kết quả lấy ý kiến 


Cám ơn các anh chị đã tham gia vào việc cho ý kiến về niềm tự hào Việt Nam. Mục đích của việc lấy ý kiến thực ra là đánh giá mức độ tự hào dựa vào những tiêu chí trong bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn. Một mục đích khác nữa là tôi … học làm điều tra xã hội. Sau 3 ngày lấy ý kiến, đến nay thì kết quả đã có, và tôi xin chia sẻ cùng các anh chị những kết quả đó.

Xin nhắc lại, tôi dùng 6 tiêu chí về văn hoá, kinh tế - xã hội, khoa hoc-giáo dục, môi trường, quốc tế. Mỗi tiêu chí tôi triển khai thành một số câu hỏi. Tổng cộng có 31 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 5 lựa chọn cho trả lời như sau:

1. Rất không đồng ý;
2. Không đồng ý;
3. Không có ý kiến;
4. Đồng ý;
5. Rất đồng ý.

Sau khi đưa lên mạng một số anh chị có kinh nghiệm về điều tra xã hội phê bình rằng có ít nhất là 3 câu hỏi mà thang điểm trả lời chưa được phù hợp lắm, đặc biệt là câu cuối. Một số câu được xem là "leading" nhiều quá. Trước hết tôi cám ơn các anh chị đã đóng góp và phê bình về những câu hỏi. Tôi là một sinh viên mới học về survey, và bạo gan soạn các câu hỏi, bây giờ mới sáng mắt ra là một số câu chưa được tốt. Vừa học vừa làm, tôi hứa sẽ rút kinh nghiệm.

Tôi cũng hiểu rằng mẫu lấy ý kiến chưa thật khách quan vì người sử dụng internet có thể có trình độ văn hoá và nhận thức cao hơn những người không bao giờ dùng internet. Rõ ràng một số anh chị đã xem xét kỹ câu hỏi và trả lời rất hợp. Do đó, kết quả cần phải hiểu trong thực tế đó.

Sau 3 ngày lấy ý kiến, đã có 396 anh chị tham gia cho ý kiến. Một số anh chị (khoảng 12 người) không trả lời tất cả các câu hỏi; trong số đó, có 2 người chỉ trả lời 1 câu hỏi. Sau đây là ý kiến của các bạn mà tôi đã tổng kết từ dữ liệu survey:

Văn hoá: Khi được hỏi về nhận xét "Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực", chỉ có khoảng 55% đồng ý với nhận xét này; 31% không đồng ý; và 12% không có ý kiến. Tương tự, chỉ có 46% đồng ý rằng văn hoá VN cũng như Nhật và Hàn, tức chỉ là bản sao của Trung Quốc. Nhưng đa số (75%) đồng ý rằng văn hoá tinh thần của VN theo trào lưu "ô nhiễm" (học đòi từ nước ngoài). Ngoài ra, đa số (77%) đồng ý rằng "Đa số nét văn hóa đời sống có xu hướng xấu, như số đề, thuốc lá, ăn nhậu, ăn cắp, nói dối, xả rác, v.v.) 

Kinh tế: Đa số các anh chị (~84%) cũng cho rằng hay đồng ý với nhận xét VN là một thất bại kinh tế. Do đó, 86% người đồng ý rằng "Mất niềm tin vào sự phát triển của VN so với các nước Thái Lan, Singapore, Mã Lai". Khoảng 88% cho rằng VN vẫn thuộc các nước nghèo trên thế giới, và 80% đồng ý rằng "Chính phủ không tạo ra việc làm để nuôi sống bản thân từng dân". 

Giáo dục & khoa học: Nhận xét chung về "giáo dục và khoa học làng nhàng", gần 90% các anh chị đồng ý. Đa số (86%) các anh chị cũng đồng ý rằng "Sản phẩm kỹ nghệ chạy theo lợi nhuận, chất lượng kém". Nhưng chỉ có 53% các anh chị đồng ý rằng đa số trường lừa người học và không có giáo viên (có 24% không có ý kiến). Nhưng đa số (gần 70%) đồng ý rằng trình độ giáo viên kém chất lượng, lười suy nghĩ, kém sáng tạo trong khoa học, và do dó, khả năng hội nhập môi trường khoa học rất hạn chế (82% đồng ý với nhận xét này). 

Xã hội: Khoảng 81% các anh chị đồng ý rằng xã hội càng ngày cành bất an; chỉ có 12% không đồng ý với nhận xét đó. Xã hội bất an là do tội phạm giết người gia tăng (~80% đồng ý với câu hỏi), cướp tài sản khi đi đường (83% đồng ý). Đặc biệt, 70% anh chị đồng ý rằng nạn hiếp dâm trẻ em và vị thành niên gia tăng, và 66% cho rằng nạn buôn bán phụ nữ và trả em cũng gia tăng.

Môi trường: Phần lớn các anh chị đồng ý rằng môi trường và phong cảnh đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Gần 84% các anh chị đồng ý với nhận xét đó. Gần 87% các anh chị đồng ý rằng "Tài nguyên thiên nhiên cạn do nạn phá rừng của các công ty mua, thầu khai thác từ chính phủ", cũng như việc khai thác không được chính phủ xem xét nghiêm túc.

Quốc tế: Về đóng góp cho cộng đồng quốc tế, phần lớn các anh chị có xu hướng đồng ý với sự bủn xỉn của Nhà nước (khoảng 85% đồng ý với nhận xét này).  Tuy số đồng ý với câu " Không có sự hỗ trợ, viện trợ cho người tị nạn" tương đối tháp (68%), phần lớn đều đồng ý rằng người Việt bị quốc tế khinh rẽ (75%). Đặc biệt, có 83% các anh chị đồng ý cho rằng "Mức độ nguy hiểm cho những người hoạt động dân chủ, nhân quyền nguy hiểm cao".

Riêng câu cuối "Nói chung, qua xem xét văn hoá truyền thống, tình hình kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục, đóng góp quốc tế, anh / chị tự hào là người Việt Nam?" vì cách đặt câu hỏi quá dở, nên nhiều anh chị phàn nàn. Sau phê bình, tôi đã sửa lại như trên, nên kết quả rất khó diễn giải. Có 62% anh chị trả lời "không đồng ý" và "rất không đồng ý" (tức là không tự hào Việt Nam); khoảng 23% trả lời là "đồng ý" và "rất đồng ý" (tức tự hào Việt Nam).

Nhìn chung, các kết quả khảo sát trên đây cho thấy đa số các anh chị tham gia cho ý kiến không cảm thấy có lý do để tự hào Việt Nam. Phần lớn các anh chị đánh giá thấp về kinh tế và giáo dục – khoa học, về an ninh xã hội và đóng góp cho quốc tế, nhưng gần 1/3 các anh chị cho rằng bản sắc văn hoá Việt Nam không đến nổi tệ.

Một lần nữa, chân thành cám ơn các anh chị đã tham gia cuộc lấy ý kiến và góp ý. Cám ơn GS Tuấn đã biên tập lại phần diễn giải kết quả.

NVL

Kết quả khảo sát ý kiến "Tự hào Việt Nam"
Câu hỏi
Phần trăm (%) của 403 độc giả đã cho ý kiến (n=396)
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Không có ý kiến
Đồng ý
Rất đồng ý
1. Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
13.9
17.2
12.1
31.4
25.1
2. Anh / chị có hài lòng với nét văn hóa đặc trưng người Việt như Nhật Bản, Hàn Quốc. Chủ yếu là copy của Trung Quốc
18.7
19.5
14.2
27.1
19.2
3. Văn hóa tinh thần theo trào lưu “ô nhiễm”
7.8
6.8
9.1
34.4
40.5
4. Đa số nét văn hóa đời sống có xuôi hướng xấu (số đề, thuốc lá, ăn nhậu, ăn cắp, ăn tham, nói dối, xả rác)
9.1
7.3
5.3
28.1
49.4
5. Các văn hóa vật thể biến tướng (những con vật linh thiên ngụy hóa của Tàu)
7.8
9.4
11.9
32.1
38.0
6. Thất bại về kinh tế
6.6
4.3
4.6
19.0
64.8
7. VN vẫn thuộc các nước nghèo trên thế giới
6.6
2.5
2.3
20.0
68.3
8. Mất niềm tin vào sự phát triển của VN so với các nước Thái Lan, Singapore, Mã Lai
5.3
6.3
2.0
24.3
61.8
9. Đời sống hiện nay của người dân quá nghèo
4.8
6.1
7.3
31.6
49.4
10. Chính phủ không tạo ra việc làm để nuôi sống bản thân từng dân
6.8
4.8
7.6
29.1
51.4
11. Giáo dục và khoa học làng nhàng
5.8
2.0
2.0
20.0
69.1
12. Chạy theo lợi nhuận, chất lượng kém
6.1
2.5
4.6
29.6
56.5
13. Đa số các trường lừa người học, không có giáo viên
8.1
12.9
24.0
30.4
23.0
14. Đa số trình độ giáo viên kém chất lượng, lười suy nghĩ, kém sáng tạo trong khoa học
6.6
8.9
15.2
36.2
32.9
15. Trình độ của giáo viên hội nhập môi trường khoa học rất hạn chế
5.8
3.3
7.3
39.7
42.5
16. Xã hội bất an
5.8
6.1
6.3
28.9
52.2
17. Tội phạm giết người gia tăng
5.3
3.8
9.1
30.4
49.6
18. Nhóm cướp tài sản đi đường ở thành phố nguy hiểm
5.6
3.0
7.6
30.4
52.7 
19. Hiếp dâm trẻ em, vị thành niên gia tăng
5.8
4.8
17.5
31.9
39.0
20. Nạn buôn bán, bắt cóc phụ nữ, trẻ em chiếm tỷ lệ cao
4.8
8.1
19.7
32.9
33.2
21. Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
4.6
5.3
4.6
29.1
54.9
22. Cảnh thiên nhiên bị tàng phá nặng
4.6
4.6
6.1
26.3
57.0
23. Các dòng sông ô nhiễm gây hôi thối gia tăng
4.6
4.6
6.8
25.6
56.5
24. Tài nguyên thiên nhiên cạn do nạn phá rừng của các công ty mua, thầu khai thác từ chính phủ
5.3
2.3
4.3
25.8
61.0
25. Khai thác và trách nhiệm xã hội của các dự án không được chính phủ xem xét nghiêm túc
5.8
2.5
3.0
27.3
60.0
26. Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế
6.6
7.3
20.7
24.8
39.5
27. Không có sự hỗ trợ, viện trợ cho người tị nạn
5.1
6.1
19.5
25.6
42.5
28. Người Việt đang bị cộng đồng quốc tế khinh rẽ
5.8
7.6
10.6
28.9
46.1
29. Chính phủ không ký kết và thực hiện quyền con người như cộng đồng quốc tế
6.1
4.6
12.4
21.8
53.9
30. Mức độ nguy hiểm cho những người hoạt động dân chủ, nhân quyền nguy hiểm cao
7.6
2.3
6.3
19.0
64.0
31. Nói chung, qua xem xét văn hoá truyền thống, tình hình kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục, đóng góp quốc tế, anh / chị tự hào là người Việt Nam?
35.7
27.1
13.4
12.4
9.9

Chú ý: Các số phần trăm có khi cộng lại không bằng 100% do vài anh chị không trả lời và do đó được xếp vào giá trị khống (missing values).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét