Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Khoe “sản phẩm” mới: gien FTO và gãy cổ xương đùi


Đây là một project tốn gần 3 năm mới ra lò. Đó là một nghiên cứu về ảnh hưởng của gien Fat Mass and Obesity (FTO) và gãy cổ xương đùi. Câu chuyện đằng sau của nghiên cứu là thế này. Năm 2007, gien FTO được khám phá qua một phân tích tổng hợp; lúc đó tôi viết một bài “_Technical Comment” cho Science, nhưng cuối cùng họ không đăng vì … dài quá qui định. (Có thể họ chỉ lấy cớ để từ chối thôi). Gien FTO có ảnh hưởng đến body mass index (BMI) và tiểu đường. Nhưng BMI thì có liên quan mật thiết với mật độ xương và nguy cơ gãy xương. Vì thế giả thuyết đặt ra là có mối liên hệ giữa FTO gene và gãy cổ xương đùi. 


Để kiểm định giả thuyết đó, Bích (lúc đó là nghiên cứu sinh) tiến hành phân tích polymorphisms của gien FTO của một nhóm phụ nữ bị gãy xương và một nhóm không (chưa) bị gãy. Kết quả ngạc nhiên: gien FTO đúng là có liên quan đến gãy cổ xương đùi, nhưng nó chẳng liên quan gì đến BMI. Nói cách khác, ảnh hưởng của gien FTO đến gãy xương hoàn toàn độc lập với BMI. Cơ chế là gì? Làm thêm thí nghiệm thì thấy quả thật gien này có “expressed” trong tế bào huỷ xương. Như vậy có thể có mối liên hệ thật, chứ không phải ngẫu nhiên. 

Nhưng vì đây là một phát hiện đầu tiên, nên rất khó thuyết phục các đồng nghiệp và tập san, vì họ nghi ngờ. Đi trình bày trong các hội nghị thì ai cũng khen, nhưng in trên tập san thì chuyện khác. Gửi cho mấy tập san hàng đầu (PLoS Genetics, AJHG, EJHG, JBMR, JCEM) họ duyệt xong, khen hay, nhưng … sorry. Có nơi như JBMR thì đòi phải có thêm validation study, nhưng “đào” đâu ra cả trăm ca gãy cổ xương đùi mà validation? Họ làm khó để mình nản chí và bỏ cuộc. 

Tôi thì bận theo đuổi ý tưởng khác, và bắt đầu … mất hứng. Còn Bích thì đi làm postdoc ở xa, nên nó cũng chẳng quan tâm. Thường thường mấy đứa nghiên cứu sinh nó viết xong luận án, có bằng cấp rồi, bay xa rồi, thì nó quên hết chẳng quan tâm đến bài báo gì nữa. Nhưng rồi Bích quay về Sydney, và cái paper này lại được hồi sinh. Gửi thử cho Clin Endocriol thì có may mắn. Họ đòi cũng nhiều, nhưng nói chung là ok. Sau vài tháng qua lại thì bây giờ bài báo đã được công bố online. Một số website chuyên trang cũng thích nghiên cứu này và đăng tải. Mai kia mốt nọ ai phát hiện gien này và gãy xương nhớ cite bài báo đầu tiên này của chúng tôi nhé. :-)

Đây là bài phỏng vấn của MedicalResearch.com thực hiện (chú ý họ viết sai văn phạn tiếng Anh một chỗ, đố các bạn tìm thấy :-)):


Hip Fracture Risk and Link to Obesity Gene

MedicalResearch.com: What are the main findings of the study?
Dr. Nguyen: We analyzed polymorphisms of the FTO (fat mass and obesity) gene in 934 elderly women of Caucasian background, and found that carriers of minor genotype (AA) of the SNP rs1121980 had a two-fold increase in the risk of hip fracturecompared with carriers of major genotype (GG). Approximately 20% of women are carriers of the AA genotype. We estimate that about 17% of hip fracture cases could be attributed to the variation within the gene.
MedicalResearch.com: Were any of the findings unexpected?
Dr. Nguyen: Two findings were somewhat unexpected. We postulated that the association of FTOpolymorphisms and hip fracture is medicated through body mass index (BMI), but we found that the association was actually independent of BMI.
Moreover, in this population, we found no statistically significant association between the FTO polymorphisms and BMI.
 MedicalResearch.com: What should clinicians and patients take away from your report?
Dr. Nguyen:   Finding underlines the view that susceptibility to hip fracture is partly regulated by multiple genes, and that the FTO gene may play a part in the genetic regulation. While it is too early to do a genetic test for the gene, I think clinicians should pay attention to the family history of hip fracture in the assessment of fracture risk for a woman. Also, women whose mothers have had a hip fracture should be mindful of their own risk of hip fracture.
MedicalResearch.com: What recommendations do you have for future research as a result of this study?
Dr. Nguyen: In the era of scientific reproducibility, any finding from genetic association studies requires independent validation.  Although we have formally evaluated the reliability of our finding, we still think that the finding need to be validated in independent populations.  The next step is to elucidate the mechanism(s) of the link between the FTO gene and fracture susceptibility.


Ngoài ra, một số chuyên trang về y tế và nội tiết học cũng có đưa tin: 

Endocrinology Update 


Medical News 



Asian Scientist 


Science Daily 

m=feed&utm_campaign=Feed%3A+sciencedaily%2Fhealth_medicine%2Fwomens_health+(ScienceDaily%3A+Health+%26+Medicine+News+--+Women's+Health)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét