Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Sứ mệnh nghiên cứu của giáo dục đại học

Nhân dịp đầu năm, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn vài suy nghĩ của tôi về sứ mệnh của giáo dục đại học. Thật ra, đây là một bài nói chuyện nhân dịp Trường ĐH Tôn Đức Thắng được cấp 2 bằng sáng chế. Hôm đó, Trường có nhã ý mời tôi nói chuyện với tư cách là một giáo sư thỉnh giảng và giám đốc một lab nghiên cứu ở đây. Tôi vốn quen nói chuyện không có giấy tờ, nhưng lần này Trường nói phải có giấy tờ đàng hoàng (và bản tiếng Anh cho khách nước ngoài nữa) nên tôi phải soạn bài nói chuyện nghiêm chỉnh. Bây giờ thì việc đã xong nên tôi có thể post lên đây để chia sẻ cùng các bạn.
NVT

 *****


Sứ mệnh nghiên cứu của giáo dục đại học
(Bài nói chuyện tại ĐH Tôn Đức Thắng, 8/2/2015)


Kính thưa quí khách,
Kính thưa quí đồng nghiệp,

Tôi rất vinh hạnh có mặt tại đây, ngày hôm nay, để chia sẻ niềm vui và chúc mừng Trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa được Cục quản lí bằng sáng chế Hoa Kì (USPTO) cấp bằng sáng chế đầu tiên, và được “gắn sao”. Đây là một thành tựu đáng tự hào của một trường đại học "trẻ" và đang trong thời kì mà nền giáo dục còn nhiều dao động và khó khăn.

Tôi được ban tổ chức mời phát biểu nhân dịp này, với tư cách là một cố vấn của Trường, một giáo sư thỉnh giảng, và một người đang điều hành một nhóm nghiên cứu tại Trường. Tôi suy nghĩ và tự hỏi mình sẽ nói gì nhân ngày vui này, và tôi nghĩ có lẽ đây là dịp để tôi chia sẻ cùng các bạn những suy nghĩ của tôi về sứ mệnh của giáo dục đại học. Đây là một vấn đề không mới, nhưng vẫn còn giá trị thời sự ở nước ta.

Sứ mệnh của giáo dục đại học

Theo tôi, sứ mệnh của giáo dục đại học là theo đuổi 3 lí tưởng: sáng tạo ra tri thức mới, chuyển giao tri thức và kĩ năng đến sinh viên, phụng sự xã hội. Sáng tạo ra tri thức mới qua nghiên cứu khoa học gần như là một căn cước tính của một thiết chế xã hội có danh xưng "đại học". Chuyển giao tri thức và kĩ năng được thực hiện qua giảng dạy, được xem như là một sứ mệnh mặc định của đại học. Kĩ năng dĩ nhiên không chỉ đơn thuần là kĩ thuật và công nghệ, mà còn là kĩ năng sống. Đại học là một thiết chế xã hội, và không thể đứng ngoài xã hội. Vì thế, một sứ mệnh quan trọng của đại học là phục vụ cho cộng đồng, quốc gia, qua cố vấn, phản biện, và góp phần chuyển giao công nghệ.

Tôi muốn nói thêm về sứ mệnh nghiên cứu của đại học. Nghiên cứu khoa học đã trở thành một lí tưởng cốt yếu, một mục tiêu mang tính mặc định của giáo dục đại học hiện đại. Như tôi nói ở trên, một sứ mệnh quan trọng của đại học là sáng tạo ra tri thức mới, mà tri thức mới chỉ được sáng tạo qua nghiên cứu khoa học. Tri thức dẫn đến cách tân về công nghệ và kĩ nghệ. Do đó, bất cứ nước nào trên thế giới đều nhận thức rằng đại học nghiên cứu là chìa khóa, là tài sản quan trọng của nền kinh tế tri thức trong thế kỉ 21.

Đối với đại học, nghiên cứu khoa học còn có một ý nghĩa rất thực tế: đó là vị trí trên trường quốc tế. Hiện nay, chưa có đại học nào của Việt Nam nằm trong danh sách các đại học hàng đầu thế giới. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào danh sách 100 hoặc 200 đại học hàng đầu thế giới, chúng ta thấy đặc điểm chung là gì? Xin trả lời ngay: là năng lực nghiên cứu khoa học. Tôi đã bỏ công phân tích và đi đến kết luận rằng nghiên cứu khoa học đóng góp 60% vào vị trí của một đại học trong các bảng xếp hạng đại học toàn cầu.

Nghiên cứu khoa học

Năng lực nghiên cứu khoa học thường được thể hiện qua công bố quốc tế. Thật vậy, trên thế giới, người ta dùng số lượng và chất lượng công bố quốc tế để đánh giá và xếp hạng các quốc gia trên trường khoa học. Trong năm 2014, số liệu của Viện thông tin khoa học Hoa Kì (ISI) cho thấy Việt Nam công bố được 2327 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Con số này tăng gần gấp 2 so với 5 năm trước. Đó là một tin mừng. Nhưng con số đó chỉ mới so sánh với thời gian trước, chúng ta phải biết mình đang ở đâu trong khu vực. Xin trả lời ngay rằng con số công bố quốc tế của VN chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/4 của Malaysia và 1/5 của Singapore. Như vậy, so với các nước trong vùng, năng suất khoa học của VN nói chung còn kém.

Nhưng đó không hẳn là một tin buồn, mà phải xem đó là một cơ hội để phấn đấu. Phấn đấu phải xuất phát từ các đại học. Trường đại học Tôn Đức Thắng sở dĩ được công nhận 3 sao cũng nhờ vào một phần qua công bố quốc tế. Trong 5 năm qua, Trường đã công bố được khoảng 110 công trình khoa học. Điều đáng nói là gần 46% số này được công bố chỉ trong năm 2014. Khoảng 60% công bố quốc tế của đại học Tôn Đức Thắng là do nội lực. Nói như thế để thấy rằng một trường còn “trẻ” nhưng đã có thành tựu như thế là đáng tự hào, và có xu hướng phát triển nhanh.

Nhưng chúng ta không bao giờ được tự mãn. Thành tích về công bố quốc tế chỉ mới là bước đầu, căn bản của một đại học. Khía cạnh quan trọng hơn là chất lượng nghiên cứu. Một trường đại học có thể có hàng ngàn nghiên cứu được công bố hàng năm, nhưng nếu chỉ công bố trên những tập san "làng nhàng", hoặc chẳng ai đề cập đến, hoặc chẳng đóng góp gì đáng kể cho chuyên ngành, thì chỉ là một đống giấy vô nghĩa. Do đó, cần phải quan tâm đến chất lượng nghiên cứu và tác động của nghiên cứu. Khoa học khuyến khích suy nghĩ đến những vấn đề lớn, những tầm nhìn dài và xa. Nên tránh những đề tài tủn mủn, những đề tài "ăn theo" vốn rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, nhưng phải là nghiên cứu tốt, nghiên cứu có lí do chính đáng

Hợp tác và xây dựng nội lực

Tôi nghĩ có "sao" là một thành tựu quan trọng và đáng kể. Nhưng quan trọng hơn là duy trì được vị trí sao đó. Thật ra, thách thức trong tương lai không chỉ là duy trì, mà còn phát triển và qua đó nâng cao vị trí của trường. Chúng ta cần phải làm nhiều việc để duy trì và phát triển. Nhưng tôi nghĩ ngay đến 2 việc chính: hợp tác nghiên cứu khoa họcxây dựng nội lực.

Hợp tác trong nghiên cứu khoa học có thể ví von như là những dòng chảy khoa học. Khoa học ngày nay là một nỗ lực tập thể. Cái ngày mà khám phá xuất phát từ một cá nhân nhà khoa học đã lùi vào dĩ vãng rất xa xăm. Chúng ta thấy rằng ngày nay, các giải thưởng Nobel thường được trao cho một nhóm nhà khoa học, chứ không phải chỉ một nhà khoa học độc nhất như những năm đầu thế kỉ 20.

André Gide, một nhà văn danh tiếng người Pháp (Giải Nobel Văn học 1947), từng nói rằng nghệ thuật là một sự hợp tác giữa Thượng đế (hay thần thánh) và người nghệ sĩ. Trong khoa học không có thượng đế hay thần thánh, nhưng tôi có thể nói rằng khoa học cũng là một sự hợp tác, nhưng hợp tác giữa người với người.

Khi chúng ta làm việc chung với nhau, chúng ta xây dựng tầm nhìn cho chính mình, nhưng quan trọng hơn là tầm nhìn của người khác sẽ bổ sung vào tri thức của chúng ta, và khi cả hai tầm nhìn được hợp lại chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn và tốt hơn. Chính nhờ vào hợp tác mà biên cương khoa học mới lúc nào cũng được mở rộng. Ngược lại, không có hợp tác, chúng ta sẽ bị hạn hẹp về tầm nhìn, và khoa học khó có cơ may phát triển.

Nhưng tôi phải mở ngoặc để nói thêm rằng hợp tác nghiên cứu là để chúng ta xây dựng nội lực, chứ không phải lệ thuộc. Tôi nghĩ đây là một khía cạnh quan trọng cần phải lưu ý, đặc biệt đối với các đại học ở Việt Nam. Tại sao tôi nói thế? Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khoảng 75-80% các công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học trong danh mục ISI và Scopus là do hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Nói cách khác, các đồng nghiệp nước ngoài đến VN, đề ra ý tưởng, và có thể cả tài trợ cho nghiên cứu, và do đó, không ngạc nhiên họ đóng vai trò chủ đạo trong công bố quốc tế. Nói các khác, nếu không có sự hỗ trợ hay hợp tác với họ, con số công bố quốc tế của VN không đáng kể. Một cách khác để hiểu là: khoa học VN đang trong tình trạng hay có nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài.

Tôi nghĩ quí vị và đồng nghiệp đồng ý với tôi là chúng ta cần hợp tác, và không nên lệ thuộc. Để không lệ thuộc, các đại học VN cần phải xây dựng nội lực. Xây dựng qua năng lực nghiên cứu và hợp tác. Mỗi một dịp hợp tác cần phải biến thành một cơ hội để học hỏi và rút kinh nghiệm. Nếu hợp tác mà không học hỏi được gì thì có thể xem như là một thất bại. Nên xem hợp tác khoa học để không trở thành lệ thuộc vừa là mục tiêu, vừa là thành quả.

Một sự thật đơn giản là: sự thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc vào nhân tài của quốc gia đó. Tương lai ca Vit Nam trong thế kỉ này và mai sau tuỳ thuc vào mi công dân được trang b kiến thc, kĩ năng, và đo đc cho mt cuc sng phong phú và trn vn trong mt xã hi dân chủ, công bng, và bác ái. Giáo dc đại học đóng vai trò trung tâm cho lí tưởng đó, qua nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, và phụng sự xã hội.

Thành thật cám ơn quí vị và quí đồng nghiệp đã có mặt ngày hôm nay.


English version 
Research Mission of University Education
 (Talk given at the Ton Duc Thang University, February 8, 2015)


Ladies and gentlemen,
Friends and colleagues,

It is my pleasure to be here today to share the good news with you. As you all know, the Ton Duc Thang University is conferred a 3-star status university. Moreover, the USPTO has granted the first 2 patents to the University for its invention in health technology. It is also the first Vietnamese university that has owned US based patents. These latest  developments represent a significant achievement of a relatively “young” university with so many difficulties and challenges.

For this special occasion, the organizing committee has kindly asked me to speak as an advisor, visiting professor, and director of a research laboratory. I have thought long and hard on what I would say, and I decided to share with you my perspectives on the mission of university education. I must admit that this is not a new theme, but it is highly relevant to the current climate of higher education in Vietnam.

Missions of university education

To me, university education pursues three key missions: creation of new knowledge, student learning, and community engagement. University is where knowledge is created by original research. Student learning, an embedded mission of any university, includes not just acquiring core skills, but also challenging students' approach and view of the world, and sharing experience with other students. University is a social institution, and has the obligation to translate knowledge and learning to improve the welfare of communities and their citizens. Research, learning, and community services are 3 key missions of a university.

I would like to elaborate a little bit more on the research mission. To me, as an academic and a scientist, research is a cardinal value and a purpose of university education. As I mentioned above, research can generate new data which are then transformed into knowledge. Knowledge in turn helps innovate technology and industry. It is thus not surprising that many people would view university as a key asset for success in a knowledge economy in the 21stcentury.   

Research missions of university

For any modern university, research plays a very critical role in university ranking. I myself have spent some time to analyze the ranking data, and found that research output and impact contribute up to 60% of a university's relative position in many league tables. Indeed, a close reading of leading universities in league tables reveals a common denominator: they are all research oriented universities. At present, none of Vietnamese universities is in any list of world's top universities, because research output from Vietnamese universities is still very modest compared with comparable universities in the region.

We all know that the research capacity of a university is commonly assessed in terms of publication output and societal impact. Indeed, most league tables of leading universities use the two metrics for ranking. Data from the Thomson's Institute of Scientific Information indicate that in 2014, Vietnam produced 2327 papers in international peer-reviewed journals. This number represents a 2-fold increase compared with 5 years ago. That is a good news. However, we have to know where we are standing in the region, and I am afraid to say that our position is not that high. Currently, the research output of Vietnam is only 1/3 of Thailand, 1/4 of Malaysia and 1/5 of Singapore. Some may see that position as a bad news, but I would like to see it as an opportunity for further building research capacity.

The recognition of 3-star status for Ton Duc Thang University is also in part based on its research base.  During the past 5 years, the University has published around 1110 original papers in international peer-reviewed journals. Approximately 45% of this output was achieved in 2014 alone – suggesting a rapid upward trajectory. More importantly, about 40% of the output was resulted from national and international collaboration – suggesting an effort of internationalization of the University.

We should never be complacent. A good publication output is only the beginning for a research university. A more important aspect of research is quality / impact. A university can publish thousands of papers in academic journals, but if most of the papers are in mediocre journals and/or have no citations, then those papers are more or less meaningless. We have to pay attention to research quality and impact. We have to think big and think outside the box. We need more research, better research, but research done for the right reasons


Collaboration and capacity building

Being conferred 3star status is a significant achievement. However, it is even more important to maintain the status. Actually, one of the University's challenges in the future is to improve the rating. We must work harder to maintain and to advance the University's status in the future. There are many things we can do, but I am thinking of collaboration in research, and capacity building.

Scientific collaboration is commonly seen as a norm, even a virtue in modern research enterprise. Scientific research nowsadays is very much a collaborative endeavor, with many colleagues working on the same project. I myself collaborate with more than 20 colleagues from Asia, Europe, and the US. "Big Science" has arrived, and the image of a lonely genius working in isolation is history. Modern science is increasingly complex, and the complexity calls for collaboration from scientists of multiple disciplines. We have seen that in recent time, Nobel prizes are commonly given to teams of researchers.

There are good reasons to collaborate in scientific research. One of my favorite authors, André Gide, used to say that "Art is a collaboration between God and the artist". In the same vein of thinking, I think we can say that scientific research is a collaboration between men. Research insights can be gained from collaboration, and such insights complements the knowledge of individual scientists. My practical experience suggests that collaboration also enhances research productivity. Scientific collaboration always open a new frontier for research, and lack of collaboration always limits the opportunity for development.

However, I must add that for universities in developing countries, research collaboration is a way to buildresearch capacity. To me, research capacity is an infrastructure of science for a country. A country with strong research capacity is less likely to be dependent on other countries to develop science. During the past 10 years, between 75 and 80% of Vietnamese scientific output have been resulted from international collaboration. While collaboration is a good endeavor, I am concerned that the high level of collaboration puts the country at great risk of scientific dependency.

I think we all agree that Vietnamese universities need to increase national and international collaborations in scientific research. However, collaboration should be done for the purpose of capacity building, not just simply improving research productivity. Acquiring new experience and reducing dependency should be seen as endpoints as well as outcomes in any research collaboration.

A simple fact is that talent matters. The prosperity of Vietnam really comes from her citizens with talent and skill that are equipped by universities. Thus, for a successful knowledge-driven economy, research, learning and community engagement should constitute the key missions of the Vietnamese university education.

Thank you very much for your attention, and thank you all for being here.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét