Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Tin đồn nóng: Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị


Chiều nay, ghé qua trang "Chân dung quyền lực" đọc ké thì thấy bảng kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị (BCT). Kinh ngạc! Đúng như tin đồn trước đây, kết quả này cho thấy ông thủ tướng là người có điểm tín nhiệm cao nhất, với 152 phiếu "tín nhiệm cao" (chiếm 77%) tổng số 197 phiếu (1). Kế đến là ông Chủ tịch Nước với 76% tín nhiệm cao. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có 68.5% phiếu tín nhiệm cao, đứng hạng 8 trong danh sáchgồm 20 người. Bà Hà Thị Khiết có phiếu tín nhiệm thấp nhất: chỉ 43% phiếu tín nhiệm cao. Ngạc nhiên là ông Phạm Quang Nghị có phiếu tín nhiệm rất thấp, áp chót bảng. Cứ theo logic thì ngài Thủ tướng có lẽ sắp trở thành Tổng bí thư tương lai? Nhưng theo cách xếp hạng của tôi thì bà Kim Ngân mới là đứng đầu bảng. 


Kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị. Nguồn: (1) 

Tuy nhiên, tôi thấy cách xếp hạng theo kiểu tính tỉ lệ "tín nhiệm cao" là thiếu hợp lí. Nếu chỉ dựa vào lá phiếu này thì tại sao đặt ra các điểm "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp" làm gì?  Do đó, một cách để tính điểm khách quan hơn và dùng tất cả số liệu là cho trọng số như cách tôi làm trước đây (2) cho lần lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội. Theo đó, "tín nhiệm cao" có trọng số 0.75, "tín nhiệm" có trọng số 0.25, và "tín nhiệm thấp" là -0.50 vì điểm này kể cả "không tín nhiệm". Theo cách tính này, bà Kim Ngân có điểm (145*0.75 + 41*0.25 - 11*0.50)/197 = 0.58, cao nhất. Theo sau bà là ông Trương Tấn Sang (0.56), Nguyễn Tấn Dũng (0.55), v.v. Từ đó, chúng ta có thể tính điểm chung cho mỗi cá nhân, và kết quả như sau:

Bảng 1: Số phiếu tín nhiệm và điểm tính theo trọng số  



Kết quả xếp hạng này khá nhất quán với xếp hạng của lần lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội, mà bà Kim Ngân vẫn đứng đầu bảng, và theo sau là ông Trương Tấn Sang. Trong bảng xếp hạng lần này, ông Tổng bí thư đứng hạng 10. Người đứng cuối bảng là ông Tô Huy Rứa, và trên ông là bà Hà Thị Khiết và ông Phạm Quang Nghị.

Trong biểu đồ dưới đây, tôi cũng so sánh điểm của Trung ương đảng và điểm tín nhiệm trong lần lấy phiếu Quốc hội vừa qua. Nói chung, điểm của đại biểu Quốc hội chẳng có liên quan gì đến điểm của các uỷ viên trung ương đảng, và đó là điều đáng ngạc nhiên. Cũng chỉ là những cá nhân đó, nhưng đánh giá thì rất khác nhau giữa hai nhóm người.

So sánh điểm tín nhiệm do Quốc hội bầu và điểm tín nhiệm do TƯ đảng bầu 

Biểu đồ này có thể diễn giải như sau: ai nằm dưới đường màu đỏ có nghĩa là điểm bị giảm so với điểm Quốc hội, ai nằm phía trên đường tham chiếu là được trung ương đảng cho điểm cao hơn đại biểu Quốc hội. Theo kết quả này thì chỉ có 3 người có điểm cao hơn lần trước: ông Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, và Trần Đại Quang. Còn những người mất điểm là bà Kim Ngân, ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng. Riêng ông Nguyễn Xuân Phúc bị mất điểm khá nhiều. Tuy nhiên, về thứ hạng thì bà Kim Ngân vẫn đứng đầu bảng, theo sau là ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. 


====



(3) Mã R để phân tích
# Kết quả lấy phiếu TƯ
name = c("NTDung", "TTSang", "NTKNgan", "PQThanh", "TDQuang", "NTNhan", "NSHung", "NXPhuc")
cao1 = c(77.2, 75.6, 73.6, 73.1, 69.0, 65.0, 64.0, 58.9)
score1 = c(0.55, 0.56, 0.58, 0.54, 0.53, 0.53, 0.49, 0.41)
# Kết quả lấy phiếu QH  
cao0 = c(66.1, 78.5, 80.4, 64.8, 55.0, 39.9, 70.1, 73.4)
score0 = c(0.48, 0.61, 0.64, 0.51, 0.45, 0.35, 0.52, 0.58)

# Phân tích tỉ lệ tín nhiệm cao
plot(cao1 ~ cao0, pch=16, xlab="Kết quả QH", ylab="Kết quả Đảng", xlim=c(40, 100), ylim=c(40, 100)) 
abline(a=0, b=1, col="red", lty=2)
text(cao1 ~ cao0, labels=name, pos=1, cex=0.7, col="blue")

0 nhận xét:

Đăng nhận xét